noi doc to vi khuan

Nội độc tố vi khuẩn là gì? Cơ chế tác dụng của nội độc tố

Nội độc tố vi khuẩn là gì? Cơ chế tác dụng của nội độc tố

Nội độc tố vi khuẩn là mối nguy hại cho con người, các độc tố sản sinh từ vi khuẩn có khả năng xâm nhiễm trên thực phẩm và gây bệnh cho con người. Một số bệnh phổ biến như gây độc, gây nôn, tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Vậy nội độc tố vi khuẩn là gì? Cơ chế tác dụng của nội độc tố như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết của shopthinghiem.com ngay sau đây!

Nội độc tố vi khuẩn là gì?

Nội độc tố là những độc tố chỉ được giải phóng khi tế bào bị ly giải hay trong quá trình phân chia. Nội độc tố liên quan với những loài vi khuẩn nhất định. Nội độc tố thường là phân tử trong thành phần cấu trúc của vi khuẩn, không được sản sinh ra bởi vi khuẩn có độc tố, không bị nhận dạng bởi hệ thống miễn dịch. Nội độc tố gồm có lipopolysaccharide và các yếu tố gây độc

Nội độc tố Lipopolysaccharide (LPS)

Lipopolysaccharide (LPS)  là một nội độc tố điển hình và được nhất hiện đầu tiên. Lipopolysaccharide hay lipo-oligosaccharide (LOS) có ở lớp màng ngoài của các vi khuẩn Gram âm và là nguyên nhân gây bệnh quan trọng. Thuật ngữ nội độc tố xuất hiện khi nhận thấy rằng, một bộ phận cấu trúc của vi khuẩn Gram âm, tự bản thân nó có thể gây độc, bởi vậy có tên gọi là nội độc tố.

Những nghiên cứu về nội độc tố trong 50 năm qua đã làm sáng tỏ, tác dụng của nội độc tố trên thực tế là các lipopolysaccharide.

Cấu tạo nội độc tố Lipopolysaccharide (LPS)

LPS cấu tạo từ một mạch lipopolysaccharide và một phân tử lipid đó là lipid A, chịu trách nhiệm về độc tính. Mạch polysaccharide có thể thay đổi nhiều ở các loại vi khuẩn khác nhau. Nội độc tố có kích thước khoảng 10 kDa, nhưng có thể hình thành tập hợp lớn tới 1000 kDa.

noi doc to vi khuan

Cấu tạo của nội độc tố vi khuẩn lipopolysaccharide (LPS)

Con người có thể tạo kháng thể đối với nội độc tố sau khi đối mặt với nó. Tuy thường định hướng tới mạch polysaccharide chứ không chống lại phạm vi ra các nội độc tố. Tiêm một lượng nhỏ nội độc tố vào những người tình nguyện, kết quả và huyết áp và hoạt hóa gây viêm, đông tụ. Phần lớn nội độc tố gây ra triệu chứng lâm sàng rất kịch tính đối với các bệnh nhiễm vi khuẩn Gram âm như Neisseria meni khuẩn gây bệnh viêm màng não đột ngột.

Đã từng có ý kiến cho rằng, ở vị khuẩn Gram dương lại có thể có các nội độc tố khác không phải là LPS. Khi đó (1970), một kết quả nghiên cứu công bố chỉ ra rằng L. monocytogenes cũng có thể sản sinh ra một chất giống nội độc tố. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cho thấy đó là một kết luận không đúng về loại nội độc này.

Nhiễm nội độc tố vi khuẩn

Nội độc tố thông thường hay gây ô nhiễm đối với các mẫu ADN plasmid từ vi khuẩn hay các protein được biểu hiện từ vi khuẩn. Những chất này phải được loại bỏ các mẫu ADN hay protein nói trên để tránh các viêm nhiễm không mong muốn, trước khi sử dụng in vivo hay trong liệu pháp gene.

noi doc to vi khuan

Nội độc tố Ovalbumin

Ngoài ra, ovalbumin cũng dễ bị nhiễm nội độc tố. Ovalbumin là protein được nghiên cứu nhiều ở các động vật mẫu và cũng là một chất mô hình gây dị ứng. Trong sản xuất thuốc, cần thiết phải loại bỏ tất cả các dấu vết độc tố khỏi tất cả các dụng cụ chứa thuốc. Chỉ một lượng cực nhỏ nội độc tố còn sót lại cũng có thể sẽ dẫn đến gây tử vong cho người.

Một lò đốt có nhiệt độ cao hơn 300°C có thể tiêu hủy những chất này. Mức độ loại bỏ hết nội độc tố là mối tương quan giữa thời gian và nhiệt độ. Thông thường với các vật liệu như xilanh, lọ thủy tinh, thì áp dụng nhiệt độ là 250°C và đun trong 30 phút là có thể loại bỏ nội độc tố, hay chính xác hơn là giảm nguy cơ bị nhiễm 1000 lần.

Xem thêm bài viết:

Khuẩn lạc là gì? Các cách đếm khuẩn lạc

Các loại vi sinh vật gây bệnh (Pathogen) cho con người

Cơ chế tác dụng của nội độc tố vi khuẩn

Ở người, LPS liên kết với những protein liên kết lipid (LBP) trong huyết thanh. Tại đó nó được chuyển tới CD14 (cụm gene phân hóa trong gen người) trên màng tế bào. CD14 đến lượt mình lại chuyện nó tới protein không có mỏ khác là MD2, ở đây nó được gắn với thụ thể 4 giống Toll (TLR4, là một lớp protein đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh).

CD14 và TLR4 hiện diện trong một số tế bào của hệ miễn dịch, bao gồm các đại thực bào và tế bào dendritic (là những tế bào miễn dịch hình thành một phần hệ miễn dịch ở động vật), phát tín hiệu tiết tiền cytokine (procytokine) và oxide nitric dẫn đến gây sốc nội độc tố. Những cấu từ khác với TLR4 ở thành tế bào vi khuẩn Gram âm cũng có thể hoạt hoá theo cách khác.

Như vậy, bài viết của shopthinghiem.com đã chia sẻ thêm các kiến thức về nội độc tố là gì? Các cơ chế hoạt động của nội độc tố. Shopthinghiem.com là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị, test kit có thể phát hiện nhanh chóng nội độc tố trong mẫu và có độ tin tưởng cao. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm xin hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây hoặc điền form để nhân viên chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho bạn.

 

 

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *