Thuốc nhuộm trong ngành dệt may - 01

Thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may

Thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may

Nhuộm trong ngành dệt may là yếu tố cần thiết để tạo ra một sản phẩm đẹp từ các vật liệu hàng ngày như quần áo, sơn,…Chúng trở nên hấp dẫn hơn khi có nhiều màu sắc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may các bạn nhé!

Màu sắc và thuốc nhuộm trong ngành dệt may

Màu sắc

Màu sắc thu  sau quá trình hấp thụ hoặc phản xạ được mắt người tiếp nhận và bộ não xử lý, sản phẩm của quang phổ hấp thụ. Thế giới là đa sắc và những ánh sáng khả kiến mắt người nhìn thấy được được tạo thành từ 7 bước sóng. Tương tự như 7 màu sắc từ cầu vồng.

Khi ánh sáng trắng chiếu vào một vật thể, các bước sóng sẽ được hấp thụ, số còn lại sẽ phản xạ lại để mắt ta nhìn thấy. Dưới đây là bảng phổ bước sóng ánh sáng và màu sắc nhìn thấy được bằng mắt người.

STT Bước sóng (nm) Màu sắc  hấp thụ Màu sắc nhìn thấy được

1

400 – 435

Violet Yellow-Green

2

435 – 480

Blue Yellow
3 480 – 490 Green-blue

Orange

4

490 – 500

Blue-green Red

5

500 – 560

Green

Purple

6 560 – 580 Yellow-Green

Violet

7

580 – 595

Yellow Blue
8 595 – 605 Orange

Green-Blue

9 605 – 700 Red

Blue-Green

Ghi chú:

  • Orange: màu cam
  • Purple: màu tím nhạt
  • Yellow: màu vàng
  • Blue: Màu xanh nước biển
  • Green: Màu xanh lục (xanh lá mạ)
  • Red: màu đỏ
  • Violet: màu tím đậm

Tổng quan về thuốc nhuộm

Màu sắc thuốc nhuộm trong sản phẩm và phụ liệu dệt may được nhìn thấy được dựa trên việc sử dụng màu pigment, gọi chung là colorants.

Từ xưa, người ta đã dùng Alizarin và indigo thu được từ cây Tinctoria indigofera và rễ cây Madder để nhuộm. Đến năm 1856, khi William Perkin sản xuất Mauveine từ các hợp chất hữu cơ đơn giản thu được từ quá trình chưng cất than đá và dầu mỏ thì việc sử dụng các chất màu tự nhiên bị giảm dần.

Thuốc nhuộm trong ngành dệt may được coi là một hợp chất hữu cơ có màu tan trong nước, có ái lực tốt với chất nền trong khi màu pigment thường không tan trong nước. Để một hợp chất trở thành thuốc nhuộm, phẩm màu phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Phải tan trong nước vĩnh viễn hoặc trong lúc sử dụng
  • Phải đậm màu
  • Độ bền màu thích hợp.
  • Phải có khả năng hấp thụ bởi chất nền hoặc có khả năng phản ứng hóa học với chất nền

 Phân loại thuốc nhuộm

Hiện nay với sự phát triển của khoa học có rất nhiều loại thuốc nhuộm. Để phân biệt thuốc nhuộm trong ngành dệt may có nhiều cách như: nguồn gốc, kỹ thuật sử dụng, cấu trúc hóa học, cấu trúc hạt nhân và phân loại công nghiệp.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc nhuộm có những cấu trúc, tính chất hóa học và cách liên kết với chất nền khác nhau. Một số thuốc nhuộm có thể phản ứng với chất nền tạo thành liên kết bền chặt, trong khi số khác lại được giữ lại bằng các lực liên kết hóa học.

Thuốc nhuộm trong ngành dệt may - 01

Phân loại thuốc nhuộm theo tính chất, cấu trúc, chất liên kết chất nền

Loại thuốc nhuộm

Chất nền

Thuốc nhuộm phân tán

Các loại vải sợi tổng hợp

Thuốc nhuộm hoạt tính

Các loại vải sợi cellulosic

Thuốc nhuộm trực tiếp

Cotton, các loại vải sợi cellulosic và vải pha

Thuốc nhuộm acid

Len, tơ tằm, sợi tổng hợp, da thuộc
Thuốc nhuộm hoàn nguyên

Cotton, các loại vải sợi cellulosic và vải pha

Thuốc nhuộm sulphur

Cotton, các loại vải sợi cellulosic

Pigment

Cotton, các loại vải sợi cellulosic và vải pha, giấy

Thuốc nhuộm Azoic

Mực in và pigment

Thuốc nhuộm cation

Len, tơ tằm, cotton

Thuốc nhuộm oxy hóa

Tóc

Thuốc nhuộm developed

Các loại vải sợi cellulosic

Thuốc nhuộm Mordant

Các loại vải sợi cellulosic, len, tơ tằm

Chất tăng trắng quang học

Sợi tổng hợp, da, cotton, đồ thể thao

Thuốc  nhuộm dung môi

Nhuộm gỗ, mực dung môi, sáp, dầu tạo màu

 

Các kỹ thuật nhuộm

Kỹ thuật nhuộm Bale

Đây là một kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may có chi phí thấp dùng để nhuộm quần áo vải cotton. Vật liệu được nhuộm không cần nấu hoặc làm sạch, được đưa qua bể lạnh nơi sợi phản ứng với thuốc nhuộm. Vải giả Chambray hoặc tương tự thường được nhuộm bằng kỹ thuật này.

thuốc nhuộm trong ngành dệt may

Kỹ thuật nhuộm bale

Kỹ thuật nhuộm Batik

Đây là một kỹ thuật lâu đời nhất có nguồn gốc từ Java. Với kỹ thuật này này, các bề mặt của vải được phủ một lớp sáp và chỉ những khu vực không phủ sáp mới nhuộm được. Nhuộm Btatik có thể được thực hiện vài lần và một vài màu cho các hiệu ứng kỳ lạ. Các hiệu ứng đốm, sọc giống như được in bằng máy.

Kỹ thuật nhuộm chùm

Trong kỹ thuật nhuộm chùm, sợi dọc được nhuộm trước khi dệt. Nó được quấn trên một beam được đục lỗ và thuốc nhuộm được cho vào các lỗ đó. Do đó, sợi dệt được thấm màu bằng thuốc nhuộm.

Nhuộm loang màu hoặc đốm đốm

Kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may này thực hiện chủ yếu cho đồ len hoặc lông cừu. Các đốm màu và khuyết điểm được phủ bởi sử dụng các liên kết màu đặc biệt đến từ nhiều màu sắc và ánh màu khác nhau. Nó được thực hiện bằng tay.

Kỹ thuật nhuộm chuỗi trong dệt may

thuốc nhuộm trong ngành dệt may

Kỹ thuật nhuộm chuỗi dệt may

Kỹ thuật này được sử dụng khi sợi hoặc vải có độ bền kéo thấp và mang lại sản lượng cao. Một số mảnh vải hoặc vết cắt được buộc từ đầu đến cuối và chạy qua 1 chuỗi liên tục trong thuốc nhuộm.

Nhuộm chéo

Kỹ thuật được dùng rất phổ biến cho sản phẩm dêt may nhiều màu sắc thu được khi nhuộm cho một loại vải chứa các loại sợi có ái lực khác nhau với thuốc nhuộm. Ví dụ, thuốc nhuộm màu xanh (Blue) làm cho Nylon-6 có màu xanh đậm, nylon-66 có màu xanh nhạt và không có ái lực với polyester.

Nhuộm Jigger

Kỹ thuật này được thực hiện ở dạng “mở” của hàng hóa. Vải được di chuyển từ trục lăn này sang trục lăn khác qua bể nhuộm cho đến khi toàn bộ vải đạt được màu như mong muốn.

Kỹ thuật nhuộm mảnh

Trong nhuộm mảnh, mẫu vải ở dạng cắt hay mãnh mang đến một màu duy nhất cho vật liệu được nhuộm.

Nhuộm ngẫu nhiên

Nhuộm ngẩu nhiên chỉ nhuộm màu cho một số loại sợi mong muốn của vải.

Độ bền màu của sản phẩm dệt may

Độ bền màu là khả năng chống phai màu hoặc hoặc chạy màu sau khi vải trải qua quá trình nhuộm. Sự phai màu hay chạy màu này có nhiều nguyên nhân như do giặt, mồ hôi, ánh nắng, ma sát…. Một số độ bền màu thường xuyên kiểm tra:

  • Độ bền màu với giặt
  • Độ bền màu với thăng hoa
  • Độ bền màu với ma sát
  • Độ bền màu ánh sáng
  • Độ bền màu với nhiệt
  • Độ bền màu với mồ hôi

Các thử nghiệm độ bền màu được thực hiện theo những kỹ thuật nhất định. Sau đó, hiệu quả được đánh giá dựa trên thước xám hoặc máy đo màu. Có hai loại thước xám:

  • Thước xám đánh giá độ dây màu
  • Thước xám đánh giá độ bền màu

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết tính năng nổi bật của máy đo màu của shopthinghiem.com nhé

Đo ánh màu nhuộm trong ngành dệt may

Để kiểm tra độ đậm màu, độ trắng, ánh màu… người ta dùng máy đo màu sắc. Hiện nay, có rất nhiều loại máy đo màu khác nhau trên thị trường với các loại ánh sáng khác nhau… Hầu như, nguyên lý hoạt động của chúng gần như giống nhau.

Xem thêm bài viết khác:

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy đo màu sắc

Công dụng của máy đo màu sắc trong đời sống, sản xuất

Trên đây là một số kiến thức cơ bản, tổng quan về thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm trong ngành dệt may. Những kiến thức chuyên sâu hơn các bạn có thể tìm đọc ở các bài viết của shopthinghiem.com nhé! Cám ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

 

Leave a Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *