Hoang Mang Với Việc Tồn Dư Ethoxyquin – Xuất Khẩu Thủy Sản Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng

Hoang Mang Với Việc Tồn Dư Ethoxyquin – Xuất Khẩu Thủy Sản Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng

Hoang Mang Với Việc Tồn Dư Ethoxyquin – Xuất Khẩu Thủy Sản Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng

Với sản lượng tôm, cá,…xuất khẩu tăng cao mỗi năm của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, Nhật , Hàn,…thì việc kiểm soát chất lượng đầu ra cho sản phẩm phải đạt được các chuẩn mực nhất định thì còn phải tránh việc chứa các dư lượng chất cấm như kháng sinh hay các dư lượng thuốc trừ sâu.

Vừa qua thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất, nhì của Việt Nam là EU đưa ra quy định về cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản có tồn dư Ethoxyquin. Ngành thủy sản đang bị đặt vào tình thế hết sức khó khăn vì hiện đa số thức ăn cho tôm, cá vẫn còn sử dụng một lượng lớn chất Ethoxyquin.

Ethoxyquin là gì? Khái niệm sơ lược về Ethoxyquin:

Ethoxyquin (EQ) là chất chống oxy hóa tổng hợp được sử dụng để ngăn ngừa quá trình ôi thiu của chất béo có trong thức ăn. Nhu cầu thêm các chất chống oxy hóa tổng hợp như Ethoxyquin vào bột cá là hợp pháp, trước khi chúng được đưa vào hoạt động mua bán nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Ảnh hưởng của Ethoxyquin đến con người?

Hiện nay, vẫn chưa phát hiện được trường hợp con người nào bị ảnh hưởng khi sử dụng thực phẩm có chứa Ethoxyquin vượt mức 0,01ppm như quy định của một số nước Nhật, Hàn, Mỹ.

Riêng trong thực phẩm dành cho người,Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) FDA bắt buộc mức dư lượng Ethoxyquin tối đa là 5 ppm (5 ppm trong các chất béo chưa nấu chín từ động vật – trừ gia cầm; 3 ppm trong gan và mỡ gia cầm chưa nấu chín; 0,5 ppm trong các cơ thịt động vật chưa nấu chín; 0,5 ppm trong trứng gia cầm; và 0 ppm trong sữa).

FDA đã xác nhận rằng, đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng khoa học y tế nào xác định ethoxyquin ở mức giới hạn như trên gây tổn hại cho sức khỏe con người hoặc động vật.

Những khó khăn đang gặp phải của ngành xuất khẩu thủy sản:

tồn dư Ethoxyquin

Ethoxyquin chất bảo quản thực phẩm

Rõ ràng, những nghi ngại về ethoxyquin mới chỉ là những suy đoán chưa được chứng minh và công nhận. Tuy vậy, dựa vào những phỏng đoán mơ hồ đó, Ethoxyquin vẫn được sử dụng để dựng lên một rào cản thương mại rất hiệu quả.

Theo nguồn tin từ tepbac.com:
  • Ngày 31/8/2012, Nhật Bản đã ra lệnh kiểm tra 100% các lô hàng sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam với quy định mức dư lượng Ethoxyquin không được cao hơn 0,01 ppm.
  • Tháng 9/2012, sau Việt Nam, tôm Ấn Độ cũng cùng chung số phận bị tăng cường kiểm soát. Hậu quả là, đang đà tăng trưởng mạnh mẽ (23 – 52%) trong 5 tháng trước đó, tôm Việt Nam xuất sang Nhật đã quay đầu giảm mạnh (từ âm 1,4% đến âm 16,6%) trong 6 tháng cuối năm.
  • Bên cạnh đó, tính đến ngày 13/9/2012, Ấn Độ đã bị Nhật từ chối khoảng 200 công-tơ-nơ tôm.

Không chỉ Nhật Bản, từ cuối tháng 11/2012, Hàn Quốc cũng bắt đầu áp dụng kiểm tra ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ các nước, với cùng mức giới hạn dư lượng 0,01 ppm. Đây được xem là mức rất khắt khe, khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được.

Cho đến nay, chưa hề có một báo cáo nào về tổn hại sức khỏe mà người dân Nhật hay Hàn gặp phải do dùng tôm nhập khẩu có tồn dư ethoxyquin cao hơn 0,01 ppm.

Ngược lại, những thiệt hại do quy định này gây ra đối với các nhà xuất khẩu tôm như Việt Nam và Ấn Độ thì lại rất rõ ràng và cụ thể.

kiểm tra tồn dư Ethoxyquin

Ngành xuất khẩu tôm đông lạnh gặp nhiều khó khăn trước quy định Ethoxyquin

 

Các quy định khắc khe của các thị trường ngoài nước gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất tôm trong nước cũng như các hộ nuôi. Nên việc hạn chế sử dụng ethoxyquin trong bảo quản thức ăn xuất nhập khẩu cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Ngoài các chất bảo quản bị cấm trong danh mục chất cấm tồn dư trong sản phẩm xuất khẩu thì các loại kháng sinh cũng cần được loại bỏ và không sử dụng trong quá trình nuôi như: Oxytetracycline, Chloramphenicol…

Nguồn: cucchanuoi.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *