7 Câu hỏi thường xuyên về máy đo pH

7 Câu hỏi thường xuyên về máy đo pH

Đây là những thủ thuật và hướng dẫn cách sử dụng điện cực máy đo pH để đạt các hiệu quả tốt nhất. Các thông tin đề cập được viện dẫn chuyên biệt các sản phẩm máy đo pH của Mettler Toledo, và dù tài liệu này cũng được sử dụng hiệu quả với sản phẩm máy đo pH của các hãng sản xuất khác, chúng tôi khuyến nghị tham khảo ý kiến của nhà sản xuất trước khi thực hiện theo hướng dẫn này.

7 Câu hỏi thường xuyên về máy đo pH

1. Tần xuất hiệu chuẩn lại điện cực như thế nào?

    • Nguyên tắc chung là bạn càng hiệu chuẩn thường xuyên thì kết quả của bạn càng chính xác. Các dung dịch chuẩn pH thường sử dụng: pH 4.01, 7.00, 9.21, 10.00 
    • Tùy theo yêu cầu cụ thể, vài ứng dụng có thể sẽ yêu cầu hiệu chuẩn thiết bị trước mỗi lần đo, nhưng nói chung, việc thực hiện hiệu chuẩn trong mõi 24 đến 48 giờ là chấp nhận được.

2. Thế nào là một điện cực hoạt động tốt?

    • Dựa trên giá trị slope và offset của đường chuẩn đo được trên máy đo pH
    • Giá trị slope (đường cong) tối ưu của đường chuẩn thường là 100% (hay -59.1 mV/pH) ở 25ºC.
    • Tuy nhiên, giá trị thực tế của một đường chuẩn tốt nên ở khoảng 95% đến 105%.
    • Ngoài ra, một thông số khác cũng nên được xem xét là giá trị offset tại điểm zero (0 mV ở pH 7), nên có giá trị ổn định và không vượt quá khoảng ±35 mV

3. Khi nào nên thay thế điện cực?

    • Tuổi thọ của điện cực khi đo trong các mẫu nước sạch có thể kéo dài 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như tần xuất sử dụng, nhiệt độ và độ khắc nghiệt của mẫu có thể làm giảm tuổi thọ của điện cực.
    • Dấu hiệu rõ ràng nhất rằng điện cực của bạn đã đến cuối tuổi thọ là giá trị slope của điện cực suy giảm.

4. Nên làm gì khi kết quả đo không ổn định?

    • Việc máy đo pH đọc không ổn định chủ yếu là do các yếu tố đơn giản như nút bị tắc lỗ thoát điện ly, mức dung dịch điện phân thấp hoặc bong bóng khí trong điện cực và các đầu cáp nối bẩn.
    • Máy đo pH có thể cho kết quả chậm hoặc khi sử dụng không đúng ứng dụng của điện cực. Ví dụ, điện cực thân nhựa (lỗ điện ly hở với hệ điện phân gel/polymer) thường cho kết quả chậm khi đo các loại nước cất, đặc biệt là nước siêu sạch; trong trường hợp này nên sử dụng các loại điện cực thân thủy tinh với hệ điện ly lỏng KCl 3M để cho kết quả tốt hơn
    • Nếu không có những điều này thì hãy liên hệ nhà cung cấp để có cách tiếp cận toàn diện hơn.

5. Bảo quản điện cực như thế nào?

    • Luôn luôn: Điện cực pH luôn phải được lưu giữ trong dung dịch châm điện cực (tham chiếu) (ví dụ: KCL 3M…), cả trong ngắn hạn và dài hạn. Dung dịch này tùy thuộc vào từng loại điện cực cụ thể, vì vậy hãy tham khảo hướng dẫn đi kèm điện cực để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng dung dịch.

    • Đôi khi: Dung dịch pH 4.01pH 7.00 có thể được dùng để bảo quản ngắn hạn điện cực giữa các lần đo, mục đích là để duy trì lớp màng hydrat hóa (lưu ý rửa điện cực để tránh sự nhiễm chéo).
    • Không bao giờ: Tuyệt đối không lưu giữ điện cực trong nước khử ion để tránh thoát ly dung dịch điện phân từ bên trong điện cực tham chiếu, làm tăng điện trở màng.

6. Nên sử dụng chất điện phân nào?

Có 5 loại chất điện phân khác nhau được sử dụng tùy theo loại điện cực và ứng dụng:

    • máy đo pH

      3mol/L KCl dành cho hệ chuẩn ARGENTHAL™.

    • FRISCOLYT-B® dùng để bảo quản dài hạn và sử dụng cho ứng dụng nhiệt độ thấp và mẫu chứa protein. Glycerin trong chất điện phân sẽ giúp ngăn sự hóa đông chất điện phân cũng như sự tủa của ion bạc.
    • 1mol/L KNO3 dành cho các ứng dụng mà chloride trong chất điện phân gây tủa với thành phần của mẫu.
    • 1mol/L LiCl trong Ethanol dành cho các ứng dụng dung môi khác nước.
    • 3mol/L KCl bão hòa với AgCl dành cho hệ điện cực tham chiếu Ag/AgCl truyền thống. Dung dịch điện phân này không nên được sử dụng với các mẫu chứa sulfide.

7. Vệ sinh điện cực thế nào?

Nước deion (hoặc ít nhất nước cất 2 lần) nên được sử dụng để rửa điện cực. Ngoài ra, điện cực phải được xử lý đặt biệt nếu lỗ thoát điện ly bị nghẹt bởi:

    • Silver sulfide: dùng dung dịch xử lý có chứa thiourea (mã 30045062).
    • Silver chloride: ngâm điện cực với dung dịch ammonia bão hòa.
    • Protein: dùng dung dịch xử lý chứa pepsin and HCl (mã 30045061).
    • Nguyên nhân khác: làm sạch trong bể siêu âm hoặc trong dung dịch 0.1 mol/L HCl.

4 Comments

  • hiếu viết:

    mình hoạt hóa điện cực như thế nào?

    • Admin viết:

      Khi điện cực bị giảm hiệu suất, tín hiệu chậm, bạn có thể hoạt hóa lại bằng cách ngâm trong HCl 0.1M trong 8h, sau đó rửa và ngâm lại với KCL 3M. Thông thường điện cực sẽ hoạt động tốt trở lại, nếu không cải thiện chứng tỏ điện cực đã đến tuổi thọ hoặc gặp vấn đề kỹ thuật khác ==> vui lòng liên hệ nhà sản xuất/ đơn vị cung cấp để được tư vấn xử lý tốt hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *