DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – PHÉP ĐO ĐỘ BỀN XÉ ĐƯỜNG KHÂU

DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – PHÉP ĐO ĐỘ BỀN XÉ ĐƯỜNG KHÂU

Leather – Physical and mechanical tests – Measurement of stitch tear resistance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui đinh phương pháp xác định độ bền xé đường khâu của da. Phương pháp này được sử dụng trên tất cả các loại da, nhưng sử dụng phù hợp nhất cho da có độ dày lớn hơn 1,2 mm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7115 (ISO 2419), Da – Phép thử cơ lý – Chuẩn bị và ổn định mẫu

TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu

TCVN 7118 (ISO 2589), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ dày.

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại – Kiểm định máy thử tĩnh một trục – Phần 1: Máy thử kéo/nén – Kiểm định và hiệu chuẩn hệ thống đo lực.

3. Nguyên tắc

Mẫu da được kéo tỳ vào một chốt có hình dạng và kích thước qui định được lồng vào một khe hở trên da và lực cần thiết để xé da được ghi lại.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Thiết bị thử độ bền kéo, với

– Khoảng lực tác dụng phù hợp lên mẫu thử;

– Thiết bị ghi giá trị lực theo qui định về Loại 2 của TCVN 10600-1 (ISO 7500-1);

– Tốc độ tách đều của các ngàm kẹp là 100 mm/min ± 20 mm/min;

– Các ngàm kẹp, có chiều dài tối tối thiểu là 30 mm hướng tải trọng tác dụng, được thiết kế sao cho có thể kẹp mẫu cố định bằng cơ học hoặc khí nén.

Kết cấu và thiết kế mặt trong của các ngàm kẹp phải sao cho, tại tải trọng lớn nhất đạt được trong phép thử, mẫu thử không bị trượt trong các ngàm kẹp.

4.1.1 Dụng cụ giữ mẫu thử bằng kim loại, có hình dạng như minh họa trong Hình 1.

CHÚ THÍCH Hình 1 minh họa dụng cụ giữ mẫu thử có chốt (4.1.2) được đặt cố định.

4.1.2 Chốt bằng kim loại, có hình dạng và kích thước như được minh họa trong Hình 2.

4.2 Dụng cụ đo độ dày. Theo qui định của TCVN 7118 (ISO 2589).

4.3 Dao dập, có thành trong là một hình chữ nhật có kích thước 20 mm ± 1 mm x 50 mm ± 1 mm, phù hợp với yêu cầu của TCVN 7115 (ISO 2419).

DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – PHÉP ĐO ĐỘ BỀN XÉ ĐƯỜNG KHÂU

Hình 1 – Dụng cụ giữ mẫu thử

DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – PHÉP ĐO ĐỘ BỀN XÉ ĐƯỜNG KHÂUKích thước tính bằng milimét

Hình 2 – Chốt kim loại

5 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5.1 Sau khi điều hòa theo TCVN 7115 (ISO 2419), mẫu được lấy theo TCVN 7117 (ISO 2418). Dùng dao dập (4.3) đặt lên mặt cật để cắt sáu mẫu thử. Cắt ba mẫu thử có cạnh dài song song với sống lưng và ba mẫu thử có cạnh dài vuông góc với sống lưng.

CHÚ THÍCH Nếu có yêu cầu thử nhiều hơn hai con da to hoặc nhỏ cho một lô, thì chỉ lấy một mẫu thử theo mỗi hướng cần lấy từ mỗi con da, miễn là tổng số không ít hơn ba mẫu thử theo mỗi hướng.

5.2 Điều hòa mẫu thử theo TCVN 7115 (ISO 2419).

6 Cách tiến hành

6.1 Đo độ dày của mẫu thử theo TCVN 7118 (ISO 2589) tại một điểm trên mỗi mẫu thử. Số đo này phải được lấy tại một điểm cách đầu cắt của khe hở 10 mm (xem Hình 3).

6.2 Giữ đầu trên của dụng cụ giữ mẫu thử bằng kim loại (4.1.1) trong ngàm kẹp trên của thiết bị thử độ bền kéo.

6.3 Đặt đầu được đục lỗ của mẫu thử vào giữa các cánh tay đòn của dụng cụ giữ mẫu thử và đẩy chốt (4.1.2) qua cả lỗ và khe hở trên mẫu thử.

6.4 Kẹp đầu tự do của mẫu thử trong hàm kẹp bên dưới của thiết bị thử độ bền kéo.

6.5 Khởi động thiết bị thử độ bền kéo cho đến khi mẫu thử bị rách thành từng phần và ghi lại lực tính bằng niutơn cần thiết để bắt đầu xé được, và lực lớn nhất trong suốt quá trình xé, tính bằng niutơn.

Kích thước tính bằng milimét

DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – PHÉP ĐO ĐỘ BỀN XÉ ĐƯỜNG KHÂU

Hình 3 – Mẫu thử để xé đường khâu

7 Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) độ dày của da, tính bằng milimét;

c) lực lớn nhất, tính bằng niutơn

d) môi trường chuẩn được sử dụng để điều hòa và thử nghiệm theo TCVN 7115 (ISO 2419) (nghĩa là 20 0C/65 % RH, hoặc 23 0C/50 % RH);

e) bất kỳ sai khác nào so với phương pháp được qui định trong tiêu chuẩn này;

f) tất cả các chi tiết để nhận biết mẫu và bất kỳ sai khác nào về qui trình lấy mẫu so với TCVN 7117 (ISO 2418).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *