DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN

DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN

Leather – Physical and mechanical tests – Determination of bending force

Lời nói đầu

TCVN 10055:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 14087:2011

TCVN 10055:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN

Leather – Physical and mechanical tests – Determination of bending force

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử xác định lực uốn của da.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7115 (ISO 2419), Da – Phép thử cơ lý – Chuẩn bị và ổn định mẫu;

TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu;

TCVN 7118 (ISO 2589), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ dày.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Lực uốn (bending force)

Lực được gây ra bởi mẫu thử trên thanh đo tại góc uốn, chiều dài uốn và vận tốc uốn qui định.

3.2. Góc uốn (bending angle)

Góc mà tại đó lực uốn được đo.

3.3. Chiều dài uốn (bending length)

Chiều dài phần mẫu thử được uốn.

CHÚ THÍCH: Chiều dài uốn là khoảng cách giữa dụng cụ kẹp của mẫu thử và thanh mà trên đó lực của mẫu thử được truyền tới.

3.4. Vận tốc uốn (bending rate)

Vận tốc uốn của mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Vận tốc uốn được tính bằng độ trên giây (°/s).

3.5. Uốn nén (compression bending)

Nén mặt cật hoặc mặt tráng phủ của da trong suốt quá trình uốn.

3.6. Uốn giãn (extension bending)

Giãn mặt cật hoặc mặt tráng phủ của da trong suốt quá trình uốn.

4. Nguyên tắc

Lực uốn được dựa trên cơ sở phương pháp thanh (phương pháp uốn hai điểm). Ở phương pháp này, mẫu thử được kẹp trong một thiết bị quay cố định. Trong quá trình quay, mẫu thử gây ra một lực lên thanh. Lực tác động tại góc uốn qui định sẽ được đo.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Thiết bị để xác định lực uốn theo phương pháp thanh (phương pháp uốn hai điểm), bao gồm các dụng cụ dưới đây.

5.1.1. Cơ cấu kẹp, trong đó mẫu thử phải được kẹp thẳng đứng. Hàm kẹp phải có chiều sâu (35 ± 1) mm và có chiều rộng tối thiểu ít nhất là 30 mm (xem Hình 1). Dụng cụ kẹp phải kẹp được song song và phân bố áp lực đồng đều lên mẫu thử. Kẹp phải chuyển động đều và cho phép vặn chặn bằng cờ lê xiết lực. Dụng cụ kẹp phải giữ được mẫu thử mà không cần gắn với thanh khi ở vị trí ban đầu.

DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN

Hình 1 – Hàm kẹp

CHÚ DẪN

1a Hàm kẹp cố định

1b Hàm kẹp chuyển động

2 Khe hở > 6 mm

3 Chiều rộng hàm kẹp > 30 mm

4 Chiều sâu hàm kẹp (35 ± 1) mm

5 Trục đứng xoay

Hình 1 – Hàm kẹp

5.1.2. Cơ cấu quay dụng cụ kẹp quanh trục đứng xoay. Trục đứng xoay được đặt ở vị trí chính xác tại mép trước của kẹp cố định (độ lệch ± 0,1 mm) (xem Hình 1).

Việc quay phải trong phạm vi từ 1o đến 91o với độ lệch tối đa là 0,1o. Vận tốc quay có thể được điều chỉnh đến 10o/s với độ chính xác 0,1o/s. Tại lực nén lớn nhất, độ lệch tối đa của vận tốc quay cho phép là 0,1%.

5.1.3. Cơ cấu đo lực uốn. Việc quay mẫu thử làm mẫu bị ép vào thanh đo đứng (xem Hình 2).

Thanh được kết nối với đồng hồ đo lực cho phép đo lực lên đến 10 N (tùy chọn, 1N đối với vật liệu đàn hồi rất tốt) với độ phân giải tối thiểu 0,1% và độ lệch tối đa 0,1 %.

Thanh phải được thiết kế có mép sắc (R = 0,05 ± 0,01 mm) và chiều rộng ít nhất 30 mm. Khối lượng thanh không được ảnh hưởng đến giá trị đo.

Khoảng cách giữa thanh và trục phải được điều chỉnh trong phạm vi từ 0,1 mm đến 50 mm với độ chính xác 0,1 mm. Khi bắt đầu đo, mẫu thử được di chuyển hướng tới thanh cho đến khi tiếp xúc và đạt được lực ban đầu xác định.

Lực ban đầu phải có thể điều chỉnh được với độ chính xác 1 mN. Khi đạt được lực ban đầu, phải bắt đầu phép đo (góc = 0o và lực = lực ban đầu được đặt). Đơn vị đánh giá phải bảo đảm việc đo lực tại một hoặc nhiều góc đã được xác định trước.

Các góc này không được giống với góc quay lớn nhất. Thiết bị đo phải bảo đảm tất cả các thông số quan trọng (lực, chiều dài, vận tốc) có thể kiểm tra, hiệu chuẩn và khôi phục lại được. Nên lưu trữ điện tử các dữ liệu đo được (dữ liệu ban đầu và các thông số cài đặt).

DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN

Hình 2 – Hàm kẹp có mẫu thử, đồng hồ đo lực và thanh có mép sắc

CHÚ DẪN

1 đồng hồ đo lực

2 thanh đo cứng

3 chiều dài uốn – có thể điều chỉnh được

4 chiều dài mẫu không bị kẹp

5 chiều dài mẫu

6 mẫu

a Hướng quay

CHÚ THÍCH: Ví dụ về nguồn cung cấp thiết bị phù hợp được nêu trong Phụ lục A.

5.2. Cờ lê xiết lực, phù hợp cho phạm vi từ 0,05 Nm đến 0,2 Nm với độ chính xác 0,01 Nm.

5.3. Dao dập, theo quy định của TCVN 7115 (ISO 2419) đối với kích cỡ mẫu tương ứng.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Nếu có thể lấy mẫu theo TCVN 7117 (ISO 2418) và điều hòa mẫu theo quy định của TCVN 7115 (ISO 2419). Kích thước của mẫu thử phải được lấy theo các thông số được điều chỉnh liên quan (xem 7.1).

Các kích thước khác được phép nhưng phải nêu trong báo cáo thử nghiệm. Mẫu được lấy song song và vuông góc với xương sống. Cũng cho phép các góc lấy mẫu khác (ví dụ đường chéo) nhưng phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.

Nếu không biết hướng của xương sống, mỗi mẫu thử phải được lấy theo hai hướng chạy vuông góc với nhau. Sử dụng ít nhất ba mẫu thử cho mỗi hướng.

Nếu thực hiện cả phép thử uốn nén và thử uốn giãn trên mẫu da, thì phải lấy thêm ba mẫu thử cho mỗi hướng lấy mẫu.

7. Cách tiến hành

7.1. Mỗi mẫu chỉ được thử duy nhất một lần rồi loại bỏ. Mẫu thử phải được kẹp cẩn thận trong thiết bị thử sao cho phần đứng không bị kẹp của mẫu thử phải tương ứng với chiều dài kẹp được qui định trong Bảng 1.

Sử dụng cờ lê xiết lực (5.2) được đặt ở 0,08 Nm để xiết chặt hàm kẹp. Sau đó, bắt đầu phép thử với một trong các thông số cài đặt qui định được nêu trong bảng dưới đây.

Phép đo bắt đầu tại 0 oC khi đạt được lực ban đầu qui định. Ghi lại các lực đo được tại các góc uốn yêu cầu.

Có thể thử đồng thời uốn giãn và uốn ép mặt cật/mặt được tráng phủ. Đối với phép thử uốn giãn, mẫu thử da phải được đưa vào sao cho thanh sẽ nén lên mặt cật/mặt được tráng phủ. Đối với phép thử uốn nén, mẫu thử da phải được đưa vào sao cho thanh sẽ nén lên mặt thịt/mặt sau của da.

Có thể sử dụng ba cách đặt thông số khác nhau. Nếu không có qui định, sử dụng thông số cài đặt A làm chuẩn cài đặt.

Bảng 1 – Các thông số cài đặt

Thông số cài đặt
A (tiêu chuẩn) B C
Chiều dài uốn (mm) 5 10 15
Chiều dài không bị kẹp (mm) 15 20 25
Đo tại góc uốn (o) 60 60 60
Uốn đến góc (o) 63 63 63
Vận tốc uốn (o/s) 1,5 1,5 1,5
Vận tốc uốn đến lực ban đầu (o/s) 1,5 1,5 1,5
Kích thước mẫu (rộng x dài) (mm) 30 x 50 30 x 55 30 x 60
Lực ban đầu (mN) 3 3 3

Trừ khi có qui định khác, tính toán giá trị trung bình đối với tất cả các hướng lấy mẫu (sử dụng tất cả các giá trị độc lập). Đối với phép thử đo cả hai thông số uốn của da (uốn nén và uốn giãn), phải tính giá trị trung bình cho mỗi thông số uốn. Nêu các giá trị trung bình báo cáo thử nghiệm.

7.2. Phép đo độ dày của da theo TCVN 7118 (ISO 2589). Có thể sử dụng các mẫu thử giống nhau đối với phép đo các tính chất uốn. Trong trường hợp này, phải đo độ dày sau khi đo các tính chất uốn.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này, ví dụ TCVN 10055 (ISO 14087)

b) mô tả (các) mẫu thử;

c) góc lấy mẫu;

d) giá trị độ dày trung bình;

e) các thông số cài đặt được sử dụng trong phép đo;

f) nêu mặt được đo (uốn nén và/hoặc uốn giãn);

g) lực uốn trung bình tính bằng mN đến ba chữ số có nghĩa;

h) Các sai khác so với tiêu chuẩn này.

Mua thiết bị kiểm tra chất lượng da ở đâu?

Hiện tại, shopthinghiem.com là đơn vị cung cấp thiết bị kiểm tra giày của hãng Thiết bị kiểm tra giày Great Win có hơn 20 năm lịch sử trong lĩnh vực kinh nghiệm chuyên môn cho các thiết bị thử nghiệm trong phòng thí nghiệm như

  • Thiết bị thử nghiệm giày dép,
  • Thiết bị thử nghiệm da,
  • Thiết bị thử nghiệm dệt may,
  • Thiết bị thử nghiệm đồ chơi,
  • Thiết bị thử nghiệm cao su & nhựa
  • Phòng thử nghiệm môi trường, v.v.

Thiết bị thử nghiệm Great Win được sản xuất nghiêm ngặt tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau như EN, ISO, ASTM, SATRA, AATCC, JIS, BS, DIN, GB, v.v. và được đánh giá cao bởi các cơ quan kiểm tra bên thứ ba đẳng cấp thế giới, chẳng hạn như SGS, BV, Intertek, TUV, v.v.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *