DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH ĐỘ HẤP THỤ NƯỚC

DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH ĐỘ HẤP THỤ NƯỚC

Leather – Physical and mechanical tests –

Determination of the static absorption of water

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ hấp thụ nước của da dưới các điều kiện tĩnh. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại da, đặc biệt là da nặng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu.

Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước phân tích dùng trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7115 : 2007 (ISO 2419 : 2006), Da – Phép thử cơ lý – Chuẩn bị và ổn định mẫu thử.

TCVN 7117 : 2007 (ISO 2418 : 2002), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu.

TCVN 7119 : 2007 (ISO 2420 : 2002), Da – Phép thử cơ lý – Xác định tỷ trọng biểu kiến.

3. Nguyên tắc

Nhấn chìm miếng mẫu thử da đã biết trước khối lượng hoặc thể tích vào nước trong một khoảng thời gian xác định và đo thể tích nước đã hấp thụ được.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Bộ dụng cụ Kubelka bằng thủy tinh, như chỉ ra trong Hình 1. Thang chia độ có thể đọc được đến 0,1 ml với độ chính xác ± 0,1 ml. Thể tích tổng cộng của phần bầu (A) và phần ống chia độ phải là 75 ml ± 2 ml.

4.2. Nút cao su (C), gắn với một thanh thủy tinh hoặc một dây thép không gỉ hoặc dây niken có đường kính khoảng 1 mm và chiều dài đủ để giữ mẫu thử tại một đầu của xylanh (B) một khoảng cách tính từ nút (C).

PHÉP THỬ CƠ LÝ

Hình 1 – Bộ dụng cụ Kubelka và nút (tất cả các kích thước tính bằng milimét)

4.3. Dao dập, thành bên trong có hình trụ tròn thẳng, đường kính 70 mm ± 1 mm như qui định trong TCVN 7115 : 2007 (ISO 2419 : 2006)

4.4. Cân, có độ chính xác đến 0,001 g.

4.5. Nước cất hoặc nước khử ion, phù hợp với yêu cầu của nước loại 3 theo TCVN 4851 :1989 (ISO 3696 : 1987)

5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5.1. Mẫu phù hợp với TCVN 7117 : 2007 (ISO 2418 : 2002). Từ mẫu, cắt ba miếng mẫu thử bằng cách đặt dao dập (4.3) lên trên mặt cật của da. Ổn định mẫu thử theo TCVN 7115 : 2007 (ISO 2419 : 2007).

CHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu thử nhiều hơn hai con da to hoặc da nhỏ trong một lô, thì chỉ lấy duy nhất một mẫu theo mỗi hướng từ mỗi con da to hoặc da nhỏ để tổng số mẫu thử không nhỏ hơn ba mẫu đối với mỗi hướng.

5.2. Cân miếng mẫu thử chính xác đến 0,001 g hoặc xác định thể tích của nó theo TCVN 7119 : 2007 (ISO 2420 : 2002)

5.3. Tiến hành tất cả các thao tác tiếp theo ở nhiệt độ 200C ± 20C hoặc 230C ± 20C. Không cần thiết phải kiểm soát độ ẩm.

6. Cách tiến hành

6.1. Phải đảm bảo rằng dụng cụ Kubelka (4.1) sạch và không có dầu mỡ. Làm ướt bề mặt bên trong bằng nước cất hoặc nước khử ion (4.5) và đổ hết nước dư ra.

6.2. Đặt thiết bị với bầu (A) nằm ngay dưới xylanh (B) và đổ đầy bằng một lượng vừa đủ nước cất hoặc nước khử ion (4.5) ở 200C ± 20C hoặc 230C ± 20C để đạt đến mức ở giữa vạch 0 ml và vạch 1 ml trên thang chia độ. Ghi lại số đo trên thang.

6.3. Đặt mẫu thử vào xylanh (B) và rót nước từ bầu (A) vào trong xylanh. Đậy kín xylanh bằng nút (C) để ngăn sự hao hụt do bay hơi và đặt dụng cụ trên một bề mặt phẳng.

6.4. Sau khi miếng mẫu được nhấn chìm trong thời gian qui định (xem chú thích 1 của điều 6.5), xoay dụng cụ sao cho nước chảy vào trong bầu. Một phút sau khi bắt đầu tháo nước, ghi lại mức nước đọc được trên thang và tính thể tích nước đã hấp thụ được.

6.5. Nếu cần xác định độ hấp thụ nước cho những quãng thời gian khác, xoay dụng cụ ngay lập tức sao cho nước chảy ngược lại vào trong xylanh (B), và lại làm ngập mẫu thử. Lặp lại qui trình trong 6.4

CHÚ THÍCH 1: Đối với hầu hết mục đích đo sau hai khoảng thời gian nhấn chìm mẫu là thích hợp. Nếu có thể, các khoảng thời gian sẽ là, 15 phút ± 0,2 phút; 30 phút ± 0,2 phút; 60 phút ± 0,5 phút; 120 phút ± 0,5 phút; 24 giờ ± 0,1 giờ;
CHÚ THÍCH 2: Khoảng thời gian 1 phút khi mà nước được tháo ngược trở lại không được coi là một phần của quãng thời gian nhấn chìm mẫu trước đó, mà coi như phần của quãng thời gian nhấn chìm mẫu tiếp theo.

Ví dụ, nếu nước hấp thụ trong các quãng thời gian nhấn chìm mẫu là 15 phút và 60 phút được đo trên cùng mẫu thử, và thời khắc nhấn chìm mẫu đầu tiên là ở thời điểm zero, các thao tác tiếp theo sẽ là như sau:

– tại thời điểm 15 phút, bắt đầu rút nước;

– tại thời điểm 16 phút, đọc thể tích còn lại và ngay lập tức nhấn chìm mẫu trở lại;

– tại thời điểm 60 phút, bắt đầu rút nước;

– tại thời điểm 61 phút, đọc giá trị thể tích còn lại.

7. Biểu thị kết quả

Sử dụng công thức (1) để tính độ hấp thụ nước, Q, (% V/m), bằng mililit trên 100 g hoặc sử dụng công thức (2) để tính độ hấp thụ nước, P, (% V/V), bằng mililit trên 100 ml.

Q = 

(1)

P = 

(2)

trong đó

V1 là thể tích nước hấp thụ được như xác định trong 6.4, tính bằng mililit;

V2 là thể tích của mẫu thử như xác định trong 5.2 (xem chú thích), tính bằng mililit;

m là khối lượng của mẫu thử như xác định trong 5.2, tính bằng gam.

CHÚ THÍCH: TCVN 7119 : 2007 (ISO 2420 : 2002) xác định thể tích bằng milimét khối. Vì vậy phải chia cho 1000 để có giá trị chính xác của V2 bằng mililit.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những nội dung sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) giá trị trung bình của độ hấp thụ nước (tính bằng mililit trên 100 g, Q, hoặc tính bằng mililit trên 100 ml, P) đối với mỗi khoảng thời gian nhấn chìm mẫu;

c) môi trường chuẩn sử dụng để ổn định mẫu và thử như trong TCVN 7115 : 2007 (ISO 2419 : 2006) (nghĩa là 200C/65% độ ẩm tương đối, hoặc 230C/50% độ ẩm tương đối);

d) bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này;

e) các chi tiết để nhận dạng mẫu và bất kỳ sai lệch nào trong quá trình lấy mẫu so với TCVN 7117 :2007 (ISO 2418 : 2002).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *